Rối loạn khoái cảm ở phụ nữ, vì sao?

Khi người phụ nữ không có khoái cảm và khoái cực thì thường được cho là “lãnh cảm”.

Thật ra chứng rối loạn khoái cảm ở nữ bao gồm một thực tế rộng hơn với nhiều mức độ khó khăn trong sự khởi động tiến trình đáp ứng sinh lý.
Nguyên nhân
Những tình huống sau đây có thể góp phần gây ra chứng rối loạn về khoái cảm : phụ nữ không có cảm xúc khi cơ thể được vuốt ve, không biểu lộ những đáp ứng khi có kích thích tình dục, đôi khi lại làm cho cơ bắp co cứng chứ không phải là thư giãn. Những vuốt ve không tạo ra cảm giác dễ chịu mà trái lại còn gây ra sự kinh sợ; có thể chấp nhận được giai đoạn vuốt ve nhưng không đạt được khoái cực.
khoai cam
Ảnh minh họa
 
Trong thực tế, phụ nữ có nhiều vùng phát sinh khoái cảm và có khoảng 25% phụ nữ có thể đạt được khoái cực nhờ có kích thích âm vật.
Một số phụ nữ trong tâm trạng căng thẳng, stress, khi không thể có khoái cảm , họ có thể phải giả bộ để làm vui lòng bạn tình.
Phụ nữ không thể có khoái cảm tình dục trong điều kiện bình thường phần lớn có liên quan đến những xung đột nội tâm và trong trường hợp này cần liệu pháp tâm lý; nếu lại phối hợp với rối loạn về ham muốn thì cần nghĩ đến nguyên nhân hormon prolactin tiết ra quá nhiều trong máu, tuy hiếm gặp. Ngoài ra rối loạn khoái cảm ở nữ còn do tuyến nội tiết kém hoạt động bẩm sinh, rối loạn bản sắc giới...
Người muốn tình dục trở thành tuyệt vời hay say đắm cần nhiều điều kiện: có chuẩn bị, dành nhiều thời gian cho khúc dạo đầu trước khi có quan hệ tình dục thực sự; trong bối cảnh an toàn, có vai trò chia sẻ của cả 2 người...
Chức năng tình dục cũng sẽ bị ảnh hưởng khi xảy ra những sự cố trong đời sống: khi sinh đẻ, sang chấn tâm lý, xáo trộn nhiều trong đời sống... và nhất là những xung đột nho nhỏ nhưng không được giải quyết và tích lũy dần.
Thế nào là lãnh cảm đích thực?
Nhiều nhà nghiên cứu không thừa nhận loại lãnh cảm này. Họ cho rằng trong thực tế không có người nam giới bị bất lực hoàn toàn thì cũng không có người phụ nữ hoàn toàn lãnh cảm. Ý kiến này được nhiều người đồng tình nhưng dù sao cũng không thể phủ nhận rằng phụ nữ lãnh cảm là một hiện tượng có thực.
Ngoài những nguyên nhân lãnh cảm bẩm sinh đích thực, còn có nhiều nguyên nhân lãnh cảm thứ phát hay mắc phải khác như: những cú sốc thể chất và tâm lý. Ví dụ, lần “yêu” đầu tiên, chú rể thô bạo khiến cô dâu sợ “yêu” rồi dần dần dẫn tới rối loạn khoái cảm ; những phụ nữ bị cưỡng bức; chấn thương tâm lý cũng có thể dẫn đến hậu quả tạo ra phản xạ phòng vệ quá mức và không thể lặp lại được đời sống tình dục bình thường; sau đẻ, sau nạo thai cũng có khi gặp trạng thái giảm khoái cảm hoặc lãnh cảm ở những phụ nữ xưa nay vẫn có đời sống tình dục bình thường.
Ngoài ra, thủ dâm quá nhiều cũng dẫn tới rối loạn khoái cảm . Lý do là vì trong thói quen tự kích dục, nữ tập trung nhiều vào khu vực phát sinh cảm giác âm vật, trong khi quan hệ tình dục bình thường thì âm đạo và cổ tử cung được tác động nhiều hơn, vì thế người phụ nữ không thể đạt được khoái cực theo cách thông thường. Tuy nhiên, thói quen tự kích dục chỉ là nguyên nhân phổ biến chứ không phải là tuyệt đối của chứng lãnh cảm nữ.
Những yếu tố tâm lý mà người ta gọi là những tác nhân ức chế tâm lý cũng có vai trò quan trọng gây ra lãnh cảm. Sợ và lo hãi có nhiều loại, ví dụ như sợ có thai - dù có ý thức hay vô thức - cũng ức chế khoái cực. Điều này đặc biệt đúng với nhiều phụ nữ tin tuyệt đối rằng khoái cực là yếu tố chủ yếu gây ra có thai. Nhiều người sợ có thai đến mức chỉ nghĩ đến thai nghén là đã ức chế cung phản xạ dẫn đến khoái cực. Sợ nhiễm bệnh (lao, hoa liễu) không những ức chế mạnh phụ nữ về khoái cảm mà cả nam giới. Có những phụ nữ không dám bộc lộ ham muốn với bạn tình, xem đó là sự tự hạ thấp.
Loại sợ này được các nhà nghiên cứu xem là dấu hiệu của cuộc đấu tranh giữa 2 giới. Vì thế cũng tự huỷ diệt quyền được hưởng khoái cảm tình dục. Mặc cảm phạm tội, hối hận, muốn tự trừng phạt, mắc bệnh histeria và thần kinh... cũng là những nguyên nhân tâm lý của lãnh cảm. Có thể kể thêm nhiều nguyên nhân tâm lý khác nhưng có lẽ đã đủ để khẳng định rằng phụ nữ lãnh cảm là hiện tượng có thực nhưng rất tiếc những nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này chưa nhiều.
Share on Google Plus
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét